CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 16,24-28
Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đnl 4,32-40
Đề Nhị Luật là cuốn cuối cùng trong năm cuốn sách Luật. Vào năm 622, cuốn sách này đã được tìm thấy trong Đền thờ (2v22). Nếu nó bắt rễ vào các truyền thống cổ xưa, vươn tới chính Môsê, người ta, không thể chối là nó liên hệ tới việc rao giảng tiên tri vào các thế kỷ IX và XIII. Ta nói rằng đây là một trường hợp rõ ràng hơn của định luật này là việc đọc lại các biến cố để khai sáng hiện tại... điều mà chính chúng ta Hôm Nay đang cố làm khi cầu nguyện.
Ông Môsê nói cùng dân chúng rằng: "Các ngươi hãy tìm hiểu những thời xa xưa trước kia, từ khi Thiên Chúa tác thành con người trên mặt đất…”
Đúng vậy, hỏi về thời xưa để dẫn đường hiện thời của chúng ta. “Hãy nhớ!”, một trong những điệp khúc của Phụng vụ. Trọn Kinh Thánh là một ký ức rộng rãi bảo tồn các hành vi của Thiên Chúa Thánh lễ là một "tưởng niệm": Lạy Chúa, chúng con nhớ lại cuộc khổ nạn và Phục sinh.
Có bao giờ môt dân tộc đã nghe lời Thiên Chúa từ trong lửa phán ra, như các người đã nghe mà còn sống chăng?
Đây nói tới việc ý thức lại về các ơn ban của Chúa, các việc chứng tỏ tình thương Người đối với chúng ta.
Đức tin Kitô giáo Do Thái, khác với phần nhiều các tôn giáo lớn, trước hết không thuộc trật tự các ý tưởng hay luân lý thuộc về trật tự các “sự kiện lịch sử”. Đức tin của chúng ta là một chuỗi các biến cố đã tới và hướng về tương lai với sự đảm bảo. Bởi đó, thật quan trọng việc đưa đức tin này vào hành động, và không chỉ là sự chấp nhận trí thức trong trí khôn chúng ta mà thôi. Phải đi vào lịch sử thánh mà Thiên Chúa luôn luôn đang vận hành.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết chia sẻ. Dự kiến vĩ đại của Chúa cho thế gian, và vì đó, xin cho chúng con biết trung thành lắng nghe lời từ miệng Chúa phán ra.
Có bao giờ Thiên Chúa đã dùng quyền năng để chọn lấy cho mình một dân tộc giữa- các dân tộc khác, như Chúa là Thiên Chúa các người đã làm tất cả điều đó trước mặt các người trong đất Ai cập chăng?
Mọi chọn lựa của Thiên Chúa, có thể tỏ hiện như một loại đặc ân, thực sự là một đòi buộc và một vấn nạn được đề ra.
Tại sao tôi đã được chọn nhờ phép rửa tội?
Tại sao tôi có may mắn là đã khám phá ra được Tin Mừng cách sâu xa hơn và suy gẫm? Tại sao có thể là tôi đã được nghe lời mời theo một ơn gọi đặc biệt?
Lạy Chúa, con cố gắng đáp lời Chúa.
Vì Người đã yêu thương cha ông các ngươi và sau đó đã tuyễn chọn con cháu các ông ấy. Người đã dẫn các ngươi ra khỏi Ai-Cập, khi Người dùng quyền năng cao cả mà đi trước mặt các ngươi... và đem các ngươi vào trong xứ và ban đất cho các ngươi làm gia nghiệp các ngươi đã thấy.
Được chọn vì tình yêu!
Tôi còn phải nếm hưởng sự- mạc khải này.
Trong sách Đệ Nhị Luật nhấn mạnh rằng các liên hệ giữa Thiên Chúa với chúng ta, và chúng ta với Chúa đều được chi phối bởi tình yêu có thật là như vậy trong đời tôi không? Đối với riêng tôi, chủ đề Giao ước gợi nên được gì?
Vậy hôm nay các ngươi hãy biết và suy niệm trong lòng rằng: Chính Chúa là Thiên Chúa. Hãy tuân giữ các lề luật và giới răn của Chúa, hầu cho các ngươi và con cháu mai sau được hạnh phúc và tồn tại trên phần đất mà Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi.
Hôm Nay là một từ chính của sách Đệ Nhị Luật, lời mời được lặp lại, mời sống tròn đầy mỗi ngày. Quá khứ không nằm trong tay chúng ta, tương lai chưa tới, nhưng tôi có trong tay ngày Hôm Nay để dựng xây, và đó là phù hợp với ý Chúa là Đấng hẳn đã kiến tạo đó... làm nguồn mạch của hạnh phúc.
Bài đọc II: Nk 2,1-3. 3,1-3, 6-7
Sách tiên tri ngắn nhất là sách của Nakun. Chỉ có ba trang. Nakhum là người đồng thời với Giêrêmia. Ong cũng sống vào thời ly loạn Giêrusalem bị sụp đổ.
Này đây, có người đem tin chạy trên núi, loan báo sự bình an.
Một lần nữa ta phải suy tưởng về hình ảnh này. Cuộc chiến thắng xảy ra, sự bình an sẽ đến. Một sứ giả vừa đi, đi rất nhanh, và chạy, chạy hết tốc lực để đem tin mới này cho các đồng bào mình. Ong đến, thở hổn hển và la lớn sứ điệp của mình.
Hỡi Giu-đa, hãy tổ chức lễ lạc của ngươi. Hãy giữ trọn lời khấn hứa. Đứa hung ác sẽ không còn qua lại nơi ngươi: nó đã bị tiêu, bởi vì Giavê phục hồi thế lực của Israel. Quân cướp đã cướp bóc và phá hủy các cành nhỏ của chúng.
Các việc này được thuật lại ngay giữa lúc khủng hoảng.
Trong thời gian - mà Giuđa và Israel đang lảo đảo dưới các trận đánh- của đạo quân Assyria.
Tôi có thể hy vọng không? Ngay vào lúc mọi sự xem như đã biến tan hết?
Khốn cho Ninivê, thành khát máu, đầy gian trá và bạo tàn, luôn săn đuổi tìm mồi.
Vào lúc Nakhum tuyên sấm, thì Ninivê, thủ đô Assyria, đang ở tột đỉnh quyền lực của nó. Các hình chạm nổi đang được lưu trữ trong các viện bảo tàng, chứng minh một nền văn minh phi thường và mãnh liệt, khiến cả thế giới phải né sợ. Vào năm 663, trước Chúa Giáng sinh, đế quốc Assyria và các đạo quân vô địch của nó đã xâm chiếm Thèbes, thủ đô hùng mạnh của Ai Cập. Thế rồi, 50 năm sau, đến lượt Ninivê cũng sụp -đổ dưới bàn tay của Babylon.
Khi diễn tả trước cành đổ nát của Ninivê kiêu hãnh, vị ngôn sứ ca ngợi niềm hy vọng của đám dân nghèo: các dân tộc nhỏ bé, từ lâu bị áp bức, sẽ có cơ hội ngẩng đầu lên.
Chúng ta hãy nghe lời sấm gay gắt này:
Khốn cho Ninivê... Hãy nghe các tiếng roi đôm đốp, các bánh xe răng rắc, tiếng ngựa phi, tiếng xe trận nhào tới! Các kỵ binh lao tới, đao kiếm lập lòe, giáo mác lấp lánh! Từng đoàn người tử trận, từng đống xác chết, các tử thi la liệt bất tận, người ta vấp ngã trên các thây ma! Ta sẽ che lấp ngươi bằng rác bẩn, Ta làm ngươi nhơ nhuốc, bêu xấu ngươi. Tất cả những ai thấy ngươi, sẽ quay mặt đi mà nói: Ninivê tan hoang rồi! Ai có thể thương hại nó?
Trong lúc Assyria vinh vang cho mình bá chủ thế giới, thì Nakhum đã thấy nó thế nào rồi.
Nhưng, đối với vị ngôn sứ, Ninivê không chỉ là thủ đô của một nước hùng cường mà còn là biểu tượng của sự kiêu căng và bạo tàn của tất cả các hạng người quyền thế, đủ loại.
Lừa đảo, bạo tàn, man rợ, vũ phu, các sự ấy không phải là đặc ân của thời kỳ đó, của nền văn minh lúc bấy giờ.
Ninivê là điển hình của một kinh thành muốn làm bá chủ thế giới.
Kinh thành ấy... không thể tồn tại trước nhan Thiên Chúa. Nó sẽ bị triệt hạ.
Ninivê, ngày nay, mang nhiều danh hiệu khác, đó là các thế lực nằm ngay trong các hệ thống kinh tế, đã không ngần ngại lợi dụng tiền bạc, dối trá, để áp bức các lời hèn yếu không ai bênh vực.
Các đế quốc kéo, theo nhau mà sụp đổ. Và lịch sử cứ tiếp tục diễn tiến.
Ninivê, Ngày nay, chỉ còn là một chốn hoang tàn đổ nát, chính nó xưa kia là một “kỳ quan thế giới ": người ta tưởng tượng ra sao khi mà Roma, Balê, Nữu ước hay Mát-cơ-va trở
nên hoang tàn.... Hãy suy nghĩ về tính không vững bền, lương tâm con người thời nay, thường lấy làm khó chịu vì cách diễn tả như vậy: làm sao Thiên Chúa vui thích khi thấy một dân tộc bị án phạt, khi "các thây ma la liệt vô tận"?
Thực sự chúng ta đều biết lịch sử nhân loại phần nào là kết quả của sự tự do con người, có sự pha trộn giữa sự quảng đại và tội lỗi.
BÀI TIN MỪNG: Mt 16,24-28
Với việc tuyên xưng của Phêrô, từ nay Tin Mừng chuyển sang một khúc quanh quan trọng. Đức Giêsu hướng đến biến
cố cốt yếu, đến "Giờ của Người "... Và Người tập trung nỗ lực vào việc chính yếu của Người: Huấn luyện kỹ lưỡng Nhóm Mười Hai.
Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”.
Nếu ai muốn theo tôi…
Điều kiện đó, chữ “nếu” đó, sẽ dẫn tôi bước vào mầu nhiệm cốt yếu của Thiên Chúa: Chính Thiên Chúa sáng tạo tự do của con người... Theo ý Chúa, đó là sự cao cả của con người... Không bao giờ Thiên Chúa áp đặt tự do, điều đó không gây ích lợi gì?
Nếu anh muốn theo tôi…
Vâng, lạy Chúa, con muốn! Nhưng xin Chúa trợ giúp cho sự yếu đuối của con! Rõ ràng, đó là điều lôi kéo con bước và Tin Mừng: Thiên Chúa, cùng bước đi với Chúa, sống cuộc đời con "theo cung cách của Đức Kitô”.
Chúa đã đi phía trước… Chúa đi trước con khắp mọi nơi mà con sẽ tới.
Con coi mình như “kẻ cùng làm với”: những công việc của con hôm nay, các trách nhiệm của con, “cùng với Chúa", bước theo Chúa.
Phải từ bỏ... Vác thập giá mình…
Thiếu điều đó, không thể có đời sống Kitô hữu đích thực được. Sống theo Tin Mừng, không phải là một nếp sống dễ dãi trên nhung lụa, ẻo lả, không cương quyết.
Theo Đức Kitô… giả thiết một số những chọn lựa, những đoạn tuyệt nào đó.
Tôi chọn điều này. Do đó, tôi phải từ bỏ điều kia.
Tôi cần phải duyệt xét đời mình xem, thực sự, đã có những từ bỏ chưa? Lạy Chúa, con đã có những từ bỏ nào để theo Chúa?
Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.
Đó là kiểu nói ngược đời, chắc chắn Đức Giêsu đã tuyên bố, và không còn nghi ngờ gì qua chính những câu như thế... Bởi vì, ta có thể gặp 6 lần kiểu nói đó trong Tin Mừng: Mt 10, 39 - Mt 16,25. Mc 8,35 - Lc 9,24 - Lc 17,33 – Ga 12,25.
Mạng sống được tạo thành, không để khư khư cất giữ mà để trao tặng hiến ban. Yêu thương, không phải chỉ nhằm “khoái cảm", hay muốn chiếm hữu kẻ khác, mà chính là quên mình để hiến thân cho tha nhân: Chúa đã không chỉ yêu thương như thế sao?
Vâng, bạn chỉ thực sự yêu thương, nếu bạn có khả năng từ bỏ chính mình, dám liều mạng, có thế chết đi để yêu thương kẻ khác.
Người yêu thương đúng nghĩa nhất, chính là Đức Giêsu Kitô.
Thập giá của Đức Giêsu không nhất thiết là một dụng cụ khổ hình, một từ bỏ…mà chính là dấu chứng của tình yêu cao cả nhất có thể luôn làm cho người ta ghê sợ.
Việc Cha yêu con, không phải là trò đùa…
Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt thân, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?
Chính để “cứu mạng" mà cần phải “mất mạng": Từ bỏ mình không có mục đích- tự tại.... Nó là điều kiện cho một sự sống viên mãn. Từ bỏ và thập giá mà Đức Giêsu đề nghị, không phải là một hủy diệt mà là cuộc triển nở…triển nở miên viễn.
Vì Con Người sẽ ngự đến trong ánh vinh quang của Chúa Cha, cùng với các thiên thần của mình, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng với việc họ làm.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống trọn những giá trị đích thực.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Điều kiện phải có để theo Chúa.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. “Ai muốn theo Thầy”:
Đây là lời Chúa Giê-su ngỏ với các môn đệ, là những người đã chọn lựa bước đi theo người. lời mời gọi này có ý gợi lên sự tự do quyết định của người được mời, vì một đàng Chúa tôn trọng sự tự do của con người, đàng khác con người tự trách nhiệm về quyền lựa chọn của mình. một khi con người quyết tâm chọn Chúa để trở thành môn đệ đích thực thì cần phải thực thi những quyết định sau đây:
Phải từ bỏ chính mình: tức là phải khước từ lòng tự ái, sự nuông chiều bản thân và từ bỏ mọi thói hư tật xấu.
Phải vác thập giá mình: tức là hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa trong mọi sự.
Theo Thầy: nghĩa là trở thành môn đệ của Thầy, để cộng tác vào công cuộc xây dựng Nước-Trời.
Như vậy, từ bỏ chính mình cũng có nghĩa là vác thập giá mình, tức là chấp nhận đồng số phận tôi tớ với Thầy trong cuộc sống và cái chết.
Lời mời gọi này đòi hỏi chúng ta là những môn đệ của Chúa:
+ Một đàng phải liên tục và kiên nhẫn thanh tẩy đời sống và thánh hoá bản thân.
+ Đàng khác phải mỗi ngày trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su Kitô hơn.
2. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất”:
Nghĩa là ai đặt mình như là một trung tâm cuộc sống của mình, thì ngay từ đầu đã đánh mất nó rồi, vì chẳng có công phúc gì cho đời sau.
“Còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy”: nghĩa là kẻ nào xem ra thua thiệt trong cuộc sống vì bước theo Đức Kitô, kẻ ấy sẽ thành công trong sự sống đời đời.
Điều này muốn ghi nhận rằng sự liên đới đau khổ với Chúa Kitô suốt cuộc đời ở trần gian, sẽ kéo theo sự tham gia tích cực vào cuộc phục sinh và hiển trị với Người trong sự sống đời đời. Như vậy sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô là số phận của tất cả môn đệ của Chúa.
3. Để nói lên sự quý giá vô cùng của sự sống đời đời, Chúa Giê-su cảnh giác rằng: được đầy đủ mọi sự thế gian mà không lo bảo đảm sự sống phần rỗi đời đời thì chẳng ích lợi gì cho mình.
4. “Người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?”
Đặt câu hỏi này, Chúa muốn nhấn mạnh cho chúng ta rằng con người khôn là con người biết sống cuộc sống hiện tại này làm sao, để khi chết bước vào sự sống đời đời.
5. “Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm”:
Không thể thoả mãn cuộc sống hiện tại ở đời này bằng cách chỉ hưởng thụ, nghĩa là chỉ lo cho mình cuộc sống ở đời này.
Nhưng phải biết ra công sức làm việc để có được sự sống đời sau, nghĩa là từ bỏ mình, nghĩa là vác thập giá mình mà theo Chúa”.
6. “Trong số người có mặt ở đây, có những người sẽ không phải nếm sự chết trước khi con người đến hiển trị”:
Có nhiều giáo phụ áp dụng lời này vào biến cố ba Tông Đồ Phêrô, Gia-cô-bê, Gioan đã được chứng kiến vinh quang Chúa Kitô trên núi Ta-bo.
Tuy nhiên theo nhiều tác giả hiện đại lời đó áp dụng vào thời kỳ Nước Chúa bành tướng trên thế gian, ngay khi các Tông Đồ còn sống.
Hiểu theo cách nào đi nữa thì câu trên đây cũng có ý nhắn nhủ chúng ta rằng giá trị cuộc sống của chúng ta thật sự chỉ tỏ hiện trong cuộc chung thẩm đó, và chính người sẽ phán xét căn cứ trên thái độ của mỗi người đối với Người trong khi còn sống ở trần gian này.